Văn hóa uống cà phê ở nước ta dần trở thành nét đẹp đối với bạn bè quốc tế. Cà phê là thức uống quen thuộc được ưa chuộng bởi nó giúp bạn bắt đầu ngày mới làm việc tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên, nếu không thường xuyên sử dụng hoặc uống không đúng liều lượng sẽ dễ xảy ra tình trạng say cà phê. Hãy cùng Arabica Cau Dat tìm hiểu Say cà phê là gì và cách chữa say đơn giản nhất nhé…
Table of contents (Hide)
Say cà phê là gì?
Tình trạng say cà phê là gì? Đây là tình trạng xảy ra khi cơ thể tiêu thụ một lượng caffeine quá mức cho phép hoặc cơ thể dị ứng với một số thành phần của cà phê.
Trung bình người trưởng thành khỏe mạnh có thể tiêu thụ khoảng 400mg caffeine tức là khoảng 1000ml (tương đương 2-4 ly cà phê). Đối với những người bị dị ứng với caffeine, cơ thể sẽ sản sinh ra hợp chất tự bảo vệ histamine để tiêu diệt các caffeine gây hại.
Dấu hiệu bạn đang bị say cà phê
Các triệu chứng say cà phê có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Các dấu hiệu phổ biến nhất khi bị say cà phê bao gồm:
- Lo lắng
- Mất ngủ
- Bồn chồn
- Phấn khích
- Mặt đỏ
- Cơ bắp co giật, tay chân run
- Rối loạn tiêu hóa, cảm giác dạ dày cồn cào
- Tâm lý kích động
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường
- Hưng phấn
- Tim đập nhanh hoặc rối loạn
- Nói hoặc suy nghĩ không rõ ràng
Một số người uống cà phê say còn nghe thấy những âm thanh khó chịu và nhìn thấy quầng sáng trước mắt. Bên cạnh đó, chúng còn bị toát mồ hôi và tiêu chảy. Những người tiêu thụ hơn 10g caffeine có thể bị suy hô hấp, co giật và thậm chí tử vong.
Say cà phê có nguy hiểm không? Say trong bao lâu?
Cơ địa mỗi người là khác nhau vì vậy mà bạn không nên quá lo lắng vì đó là do cơ thể không thích ứng kịp với caffeine. Ở những lần sau, bạn nên chú ý độ đậm và lượng cà phê mình uống. Với những người nhạy cảm với caffeine nên sử dụng loại clean coffee beans, pha loãng để lượng cà phê nạp vào cơ thể có đủ thời gian để chuyển hóa.
Sử dụng cà phê liều lượng cao trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng mất ngủ, giảm khả năng suy luận, tâm trạng thay đổi, mệt mỏi và hay lo âu. Khi bạn có dấu hiệu say cà phê thì nên nghỉ ngơi và khám bác sĩ nếu xuất hiện triệu chứng nặng hơn như co giật…
Nhìn chung, biểu hiện say cà phê thường xuất hiện sau 15 phút uống cà phê và kéo dài trong 6 giờ đồng hồ. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai thì thời gian có thể kéo dài lên tới 15 giờ.
Có thể bạn chưa biết: Uống cà phê có giảm cân không?
Nguyên nhân dẫn đến việc say cà phê
Nguyên nhân dẫn đến say cà phê là gì? Các nhà khoa học đã đưa ra một số lý do có thể dẫn đến tình trạng này như sau:
Caffeine khiến tim đập nhanh hơn
Khi bạn nạp caffeine, nhịp tim của bạn sẽ tăng lên, từ đó khiến cơ thể bắt đầu tiết ra nhiều adrenaline. Điều này có thể làm bạn cảm thấy lo lắng, phấn khích quá mức và chóng mặt giống như khi say rượu.
Yếu tố di truyền
Các nhà khoa học đã nghiên cứu DNA của khoảng 3.000 người uống cà phê. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số người có một biến thể gen có thể làm giảm khả năng tiêu thụ caffeine. Khi uống cà phê, lượng caffeine tồn tại trong cơ thể lâu và tích tụ dần nên rất dễ gây say cà phê. Những người không có biến thể gen này có thể chuyển hóa caffeine nhanh hơn nên khó say hơn.
Khi bị say cà phê phải làm sao?
Tình trạng say cà phê sẽ giảm dần theo thời gian bởi cơ thể đã tiêu thụ được lượng caffeine nạp vào. Tuy nhiên, quá trình này khá lâu và khiến bạn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Vậy cách chữa khi bị say cà phê là gì? Bạn đọc có thể tham khảo một số biện pháp sau đây:
Chữa say cà phê nhanh bằng nước lọc
Uống nước sẽ giúp cơ thể pha loãng và đào thải caffeine ra bên ngoài. Do đó, khi có dấu hiệu say cà phê, bạn nên uống nhiều nước khoảng từ 1 – 1,2L để quá trình thanh lọc nhanh hơn cũng như giúp cân bằng lại độ ẩm và bù đắp khoáng chất bị mất trong quá trình tiêu thụ cà phê.
Cách chữa say cà phê hiệu quả bằng chuối
Thực phẩm giàu kẽm và magie như chuối có thể giúp giảm bớt các triệu chứng say cà phê. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc ăn một quả chuối khi bị say cà phê. Ngoài cách chữa say cafe bằng chuối, bạn có thể nằm nghỉ, hít thở đều để giảm triệu chứng hồi hộp hay tim đập nhanh. Đồng thời, bạn cũng nên tập thói quen uống cà phê lành mạnh để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Hết say cà phê ngay bằng cách vận động nhẹ
Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất mà bạn có thể thực hiện ở bất cứ đâu. Khi có dấu hiệu say cà phê, bạn nên đứng dậy vận động nhẹ nhàng hoặc tập một số động tác yoga, thể dục đơn giản để giúp lượng caffeine hấp thụ nhanh chóng được tiêu thụ, từ đó giảm tác dụng của caffeine như nôn nao, khó chịu.
Uống nước cam ép giúp hết say cà phê
Sử dụng nước cam ép được coi là một trong những phương pháp cải thiện tình trạng say cà phê hiệu quả. Vì trong nước cam có chứa nhiều khoáng chất và vitamin, đặc biệt là vitamin C giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ sức khỏe, đồng thời bổ sung thêm một lượng nước giúp hòa tan caffeine.
Nạp tinh bột vào cơ thể chữa say cà phê
Khi đang say cà phê, bổ sung thêm một chút tinh bột như ngũ cốc, bánh mì, cơm, bánh quy… cũng là một phương pháp hợp lý mà có thể bạn chưa biết. Nếu say cà phê ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, việc bổ sung tinh bột sẽ giúp cơ thể giảm các triệu chứng, đồng thời làm bão hòa lượng caffeine giúp cơ thể thoải mái, dễ chịu.
Cách uống cà phê không bị say
Để phòng các triệu chứng khó chịu cũng như bảo vệ sức khỏe bản thân khỏi những tác dụng phụ của cà phê, bạn có thể áp dụng một số cách uống cà phê tốt cho sức khỏe sau đây.
Không uống cà phê khi đang đói, tâm trạng đang chồn chồn lo lắng
Nếu uống cà phê mà bị say, có thể là do chưa đúng thời điểm. Thói quen uống cà phê và đồ uống chứa caffein khi chưa ăn gì không chỉ khiến bạn dễ bị say mà còn gây ra những tác động tiêu cực cho sức khỏe. Do đó, bạn nên ăn trước khi uống cà phê.
Không uống cà phê với bia rượu hoặc nước tăng lực
Tuyệt đối không dùng cà phê để pha hoặc uống cùng với các chất kích thích khác như rượu bia hay nước tăng lực vì khi đó não bộ sẽ bị hưng phấn quá mức, gây ức chế tinh thần. Nguy hiểm hơn, điều này sẽ kích thích sự giãn nở huyết quản, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu, tăng áp lực lên tim và gây hại cho sức khỏe.
Không uống cà phê chung với thuốc hoặc thực phẩm chức năng
Nếu dùng chung cà phê với thuốc có thể gây tác dụng phụ như ngộ độc, phản ứng thuốc hoặc làm giảm tác dụng của thuốc. Tốt nhất nên uống thuốc và cà phê cách nhau 2-3 tiếng.
Read more: Bà bầu uống cà phê có sao không? Có hại đến thai nhi không?
Chọn cà phê có độ đậm phù hợp với cơ địa
Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy mà bạn nên nạp lượng caffeine vừa phải để tránh tình trạng say cà phê. Nếu cà phê quá đậm, bạn có thể pha loãng với nước hoặc sữa.
Uống cà phê điều độ, không uống trước khi ngủ
Để tránh say cà phê, bạn nên sử dụng với lượng vừa phải, uống điều độ, tránh uống cà phê quá nhiều trong ngày. Tuy nhiên, bạn cũng không nên uống cà phê sau bữa tối vì điều này có thể khiến bạn mất ngủ vào ban đêm.
Tình trạng say cà phê có thể ảnh hưởng đến sức khỏe ở nhiều mức độ khác nhau, đôi khi nguy hiểm tới tính mạng. Tuy cà phê là thức uống dễ gây nghiện nhưng bạn nên lưu ý một số kinh nghiệm khi bị say cà phê là gì và cách phòng tránh nhé.
Những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào cơ địa mỗi người mà bạn sẽ có cách chữa trị và phòng tránh khác nhau. Để biết thêm thông tin, bạn có thể liên hệ và nhờ bác sĩ chuyên môn tư vấn.
03 Bình luận
Quá hay và tuyệt vời, mình có mặt bằng, mặt đường nhà cũ ngày xưa , cũng rất muốn mở cửa hàng cafe nhỏ và ấm cúng, áp vừa có thu nhập , vừa thỏa mãn niềm đam mê….104 Trịnh đình cửu Định Công Hoàng Mai Hà Nội 0975760402….
Đặt mua xe bán cà phê
Em tên Thảo. Em có mặt bằng góc 2 mặt tiền VIP, diện tích 282m2 cho thuê ạ. Mặt bằng vị trí đẹp, nằm ngay bên cạnh khu dân cư cao cấp, sầm uất, ngay khu vực tập trung nhiều chuyên gia nước ngoài sinh sống nhất tỉnh Bình Dương ạ.
Hiện tại nhu cầu của khách hàng muốn uống những sản phẩm cofffee nổi tiếng và chất lượng như vậy rất nhiều, nhưng tạ khu vực này mới chỉ có Highland mở, mà nhu cầu thì rất nhiều. em xin phép chia sẻ thông tin này đến Quý anh/ chị phát triển mặt bằng ạ. Đây thực sự là khu vực rất tiềm năng ạ.
Địa chỉ: Khu dân cư Việt Sing, An Phú, Thuận An, Bình Dương ạ.
Em xin phép để lại SĐT của em ạ.
Em Thảo – 0986 196 404.
Em cảm ơn anh/ chị đã đọc tin ạ!