Tin tức

Hãy cùng cập nhật những thông tin về cà phê cũng như những điều thú vị về
CÀ PHÊ ĐẶC SẢN CHẤT LƯỢNG CAO

Cà phê là thức uống có tác dụng kích thích sự tập trung, đẩy lùi cơn mệt mỏi cho một ngày dài làm việc. Tuy nhiên, một số người đặc biệt như phụ nữ mang thai thì vấn đề này cần có những lưu ý đặc biệt. Để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé, nhiều người thắc mắc rằng bà bầu uống cà phê sữa có sao không? Nếu bạn cũng đang tìm câu trả lời thì hãy cùng theo dõi các thông tin hữu ích qua bài viết của Cà phê Cầu Đất nhé!

Bà bầu uống cà phê sữa có sao không?

Sức khỏe của bà bầu có thể bị tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng vai trò quan trọng. Bởi thói quen uống cà phê của chị em văn phòng nên nhiều người vẫn thắc mắc rằng bà bầu uống cà phê sữa có sao không?

Cà phê sữa chứa những gì?

Khi nói đến cà phê sạch, caffeine là thành phần được quan tâm nhiều nhất. Caffeine là chất giúp kích thích sự hưng phấn của não bộ. Qua đó cà phê giúp xua tan mệt mỏi, buồn ngủ, tăng khả năng tập trung. Đó là lý do thức uống này được nhiều người lựa chọn như một cách để bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng.

Các thành phần có trong cà phê
Các thành phần có trong cà phê

Với mỗi loại cà phê khác nhau, hàm lượng caffeine sẽ khác nhau. Chẳng hạn với Arabica, lượng caffein chỉ chứa 1,5%. Robusta cao hơn, khoảng 2,5%. Như vậy, nếu sử dụng hợp lý, caffeine sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Tuy nhiên, thành phần caffeine cũng làm tăng hoạt động và nhịp tim của cơ thể.

Ngoài caffeine, cà phê sữa còn chứa phenol và sữa. Phenol được chứng minh là cản trở quá trình hấp thụ sắt. Theo đó, những bà bầu được chẩn đoán thiếu máu hoặc thiếu sắt trong thai kỳ nên kiêng các loại thực phẩm, đồ uống có chứa phenol, điển hình là cà phê.

Bà bầu uống cà phê sữa và cà phê nói chung có sao không?

Theo thông tin từ Đại học Sản phụ khoa ở Mỹ cho biết, bà bầu có thể tiêu thụ khoảng 355ml cà phê (~1,5 tách), tương đương 200mg caffeine mỗi ngày mà không làm ảnh hưởng đến mẹ và sự phát triển của thai nhi. Nếu bà bầu quá yêu cà phê cũng không cần phải kiêng tuyệt đối. Tuy nhiên, để uống cà phê tốt cho sức khỏe nhất thì cần có sự hướng dẫn của bác sĩ bởi thể trạng sức khỏe của mỗi người là khác nhau.

Bà bầu uống cà phê sữa có sao không?
Bà bầu uống cà phê sữa có sao không?

Như đã đề cập ở trên, đối với bà bầu bị thiếu sắt, uống cà phê thường xuyên có thể khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, nếu lượng cà phê nạp vào cơ thể quá lớn, bà bầu uống cà phê dễ bị đau đầu kèm theo các triệu chứng: tim đập nhanh, cảm giác bồn chồn, lo lắng, bứt rứt… Ngoài ra, bà bầu có thể bị mất ngủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tác động của cà phê đến thai nhi như thế nào?

Nếu bà bầu uống cà phê vượt ngưỡng cho phép, lượng caffein sẽ đi qua nhau thai và đi vào máu của thai nhi. Lúc này, hệ tiêu hóa của thai nhi sẽ không thể chuyển hóa caffeine và dẫn đến những hậu quả như sau:

Huyết áp cao: Uống quá nhiều cà phê khi mang thai có thể dẫn đến tăng huyết áp. Với những trường hợp đã có tiền sử mắc bệnh này lại càng phải cẩn thận hơn. 

Mất ngủ: Nhiều bà bầu phải đối mặt với tình trạng mất ngủ khi mang thai, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ do thai nhi lớn nhanh và cơ thể mẹ có nhiều thay đổi. Vì vậy, nếu uống quá nhiều cà phê, tình trạng mất ngủ của bà bầu càng nghiêm trọng hơn, khiến bạn vô cùng mệt mỏi.

Tác động của cà phê đến thai nhi
Tác động của cà phê đến thai nhi

Trẻ sơ sinh nhẹ cân: Mẹ uống quá nhiều cà phê khi mang thai có thể là tác nhân khiến trẻ sinh ra bị nhẹ cân, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh vàng da hoặc một số bệnh về đường hô hấp.

Bà bầu căng thẳng hơn: Trong cà phê chứa nhiều caffeine, nếu uống nhiều sẽ khiến cơ thể tăng sản xuất cortisol. Đây cũng là loại hormone làm tăng phản ứng căng thẳng ở phụ nữ mang thai, từ đó ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh cảm xúc của trẻ.

Tăng nguy cơ sảy thai: Tiêu thụ quá nhiều cà phê khi mang thai cũng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

Bà bầu uống cà phê như thế nào là tốt nhất

Đối với những bà bầu quá mê cà phê thì việc loại bỏ nó không hề đơn giản. Tuy nhiên, bà bầu cần hiểu rõ tác hại của nó đối với sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi, đồng thời có suy nghĩ tích cực và thay đổi bằng những thói quen lành mạnh hơn. Bà bầu có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây.

Liều lượng cà phê phù hợp cho bà bầu sử dụng

Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu không nên uống quá 200mg caffeine mỗi ngày (tương đương khoảng 1 ly cà phê phin hoặc 2 ly cà phê hòa tan). Uống ít hơn 200mg không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý rằng mỗi loại cà phê hoặc trà lại có một hàm lượng caffeine khác nhau. Vì vậy, khi uống bất kỳ loại nào, mẹ cũng cần tìm hiểu xem mình sẽ tiêu thụ bao nhiêu caffeine để tránh gây hại cho bé.

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ có thể khuyên bạn nên kiêng caffeine hoàn toàn. Trước khi quyết định uống cà phê khi mang thai, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Loại cà phêKhối lượngHàm lượng Caffeine
Cà phê pha nguyên hạt227 g95-200 mg
Cà phê pha453 g330 mg
Latte, Misto hoặc Cappuccino453 g150 mg
Espresso28,4 g64 mg
Cà phê pha sẵn (đóng gói)1 muỗng cafe31 mg
Cà phê pha sẵn (tách bỏ caffeine)227 g2 mg

Ghi chú: Số liệu trên đây chỉ mang tính chất tham khảo

Bà bầu nên uống cà phê vào lúc nào?

3 tháng cuối là thời điểm nhạy cảm nhất của bà bầu
3 tháng cuối là thời điểm nhạy cảm nhất của bà bầu

Trong suốt quá trình mang thai, bà bầu đều có thể uống cà phê. Tuy nhiên, 3 tháng cuối là thời điểm nhạy cảm nhất của bất kỳ bà bầu nào. Giai đoạn này cần hạn chế uống cà phê. Bởi thời điểm này bà bầu phải mất nhiều thời gian để đào thải caffeine trong cơ thể, điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu. 

Cách “cai” cà phê cho bà bầu

Cách "cai" cà phê cho bà bầu
Cách “cai” cà phê cho bà bầu
  • Nếu bà bầu thích một tách cà phê nóng vào buổi sáng thì có thể thay thế bằng một cốc nước ấm. Uống nước ấm vào buổi sáng sẽ giúp bạn cảm thấy rất dễ chịu. Chỉ sau một thời gian ngắn, bà bầu có thể thích nghi rất tốt với sự thay đổi tích cực này.
  • Nếu bạn yêu thích cà phê vì sự hưng phấn và tỉnh táo mà nó mang lại, hãy thay thế những tách cà phê bằng những bài tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu. Đây là thói quen rất tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi.
  • Nếu bạn bị vị ngọt của cà phê lôi cuốn thì cũng không quá khó. Thay cà phê bằng những cốc nước ép trái cây và rau củ. Những cốc nước đầy màu sắc này không chỉ thơm ngon, tốt cho sức khỏe mà còn đảm bảo bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho bà bầu.
  • Một số bà bầu thích uống cà phê lúc rảnh rỗi. Tuy nhiên, nếu bạn phải thay đổi thói quen này, nó sẽ không quá khó khăn với bạn. Khi rảnh rỗi, bà bầu có thể thực hiện những sở thích lành mạnh hơn như nghe nhạc, đọc sách, xem phim, đi dạo, trò chuyện cùng người thân, bạn bè,…
  • Bà bầu cần hiểu rằng 9 tháng mang thai không phải là khoảng thời gian quá dài nhưng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, mẹ nên duy trì những thói quen lành mạnh để giữ gìn sức khỏe của bản thân và đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Làm gì khi bà bầu bị say cà phê?

Làm gì khi bà bầu bị say cà phê?
Làm gì khi bà bầu bị say cà phê?

Khi bị say cà phê, bà bầu sẽ cảm thấy chóng mặt, nôn nao, mệt mỏi, khát nước… Trong tình huống đó, điều bạn cần làm để hết say cà phê là gì?

  • Uống nhiều nước, liên tục trong vòng 10 phút: Cà phê dễ hòa tan với nước nên uống nhiều nước lọc sẽ giúp hòa tan cafein trong cà phê hiệu quả. Khi say cà phê, bạn nên uống nhiều nước để điều hòa hoạt động của các tế bào và các cơ quan, từ đó giảm say cà phê. Bạn nên uống từ 0,5 – 1 lít nước trong vòng 10 phút để giảm nhanh các triệu chứng say cà phê.
  • Uống trà gừng ấm: Khi say cà phê, bà bầu nên uống 1 ly trà gừng ấm. Chỉ sau khoảng 20 phút, bạn sẽ thấy cơ thể dần nóng lên và toát mồ hôi. Ngay sau đó, cơ thể bạn cũng dễ chịu và thoải mái hơn, hiện tượng say cà phê cũng sẽ giảm đi rất nhiều.
  • Uống chanh pha mật ong: Vắt nửa quả chanh với 200-300ml nước ấm rồi cho 1 thìa mật ong vào. Thức uống này có vị chua thanh mát của chanh kết hợp với vị ngọt của mật ong rất dễ uống và hỗ trợ điều trị chứng say cà phê rất tốt.
  • Hít thở đều đặn để giảm tình trạng căng thẳng: Trong 4 giây đầu tiên bạn hít vào bằng mũi và giữ hơi ở ngực trong 7 giây tiếp theo. Sau đó bạn thở ra từ từ bằng miệng và kéo dài khoảng 8 giây và lặp lại nhiều lần các hoạt động này.

Các câu hỏi về cà phê bà bầu thường quan tâm

Thức uống nào có thể thay thế cà phê?

Ngoài cà phê, mẹ có thể cân nhắc các loại đồ uống khác trong thai kỳ. Bạn có thể thay thế cà phê bằng nhiều loại thức uống giàu vitamin khác nhau, đó có thể là sữa, ngũ cốc, lúa mạch, sinh tố, nước ép trái cây…

Tùy vào nhu cầu và sở thích cá nhân mà bạn có thể chọn cho mình một thức uống phù hợp để thay thế cà phê.

Bà bầu uống cà phê sữa được không?

Bà bầu có thể uống cà phê sữa. Tuy nhiên, không nên sử dụng chúng quá nhiều. Thức uống này trên thực tế vẫn chứa caffein, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bà bầu.

Hơn hết, đừng quên cân đối lượng cà phê hợp lý, giúp đảm bảo thể trạng của mẹ và sự phát triển của thai nhi một cách tốt nhất.

Bà bầu uống cà phê sữa có sao không?
Bà bầu uống cà phê sữa có sao không?

Uống cà phê có gây sảy thai không?

Với một lượng hợp lý, cà phê sẽ không gây sảy thai ngoài ý muốn ở bà bầu. Tuy nhiên, nên hạn chế sử dụng, đặc biệt ở phụ nữ mang thai bị thiếu sắt. Bởi lẽ, loại đồ uống này có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra, đối với những chị em khó ngủ cũng hạn chế cà phê, để đảm bảo việc nghỉ ngơi khoa học và đầy đủ nhất. Tránh tình trạng dưới sự kích thích của chất cafein chứa trong cà phê làm gián đoạn việc nghỉ ngơi, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển ổn định của thai nhi.

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc Uống cà phê có giảm cân không

Mang thai tháng thứ 3 uống cà phê được không?

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, do thai nhi chưa thực sự ổn định. Ngoài ra, những thay đổi ban đầu khi mang thai dễ khiến mẹ bầu khó chịu, cáu gắt… Do đó, nhiều người thắc mắc liệu bà bầu có được uống cà phê trong giai đoạn này hay không.

Có thể nói, nếu mẹ biết sử dụng đúng liều lượng thì cà phê hoàn toàn không mang lại những tác động tiêu cực cho thai nhi. Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi Bà bầu uống cà phê sữa có sao không. Hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt để mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh và phát triển ổn định.

Quý bạn đọc lưu ý bài viết mang tính chất cung cấp thông tin tham khảo, tùy vào cơ địa mỗi người mà có cách sử dụng cà phê phù hợp với bản thân. Một số trường hợp nên tham khảo bác sĩ riêng để có lời khuyên tốt nhất nhé!

Bài viết liên quan

01 Bình luận
  • Nguyễn Ngọc Lâm viết:

    Quá hay và tuyệt vời, mình có mặt bằng, mặt đường nhà cũ ngày xưa , cũng rất muốn mở cửa hàng cafe nhỏ và ấm cúng, áp vừa có thu nhập , vừa thỏa mãn niềm đam mê….104 Trịnh đình cửu Định Công Hoàng Mai Hà Nội 0975760402….

Bình luận của bạn