Tin tức

Hãy cùng cập nhật những thông tin về cà phê cũng như những điều thú vị về
CÀ PHÊ ĐẶC SẢN CHẤT LƯỢNG CAO

Chi phí đăng ký kinh doanh quán café và các thủ tục cần khác

Tháng Mười Hai 29, 2022 / by From Cầu Đất / 0 Comments

Một quán cà phê được mở cửa hoạt động bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh. Song vấn đề đăng ký kinh doanh quán cafe lại là một trở ngại rất lớn với nhiều chủ quán. Lý do là vì quy trình thủ tục phức tạp nên mất nhiều thời gian mới nhận được đăng ký kinh doanh cafe.

Cà phê Cầu Đất giúp bạn giải quyết khó khăn trong đăng ký giấy phép kinh doanh quán cafe qua nội dung chia sẻ sau. Theo dõi để nắm được các thủ tục đăng ký kinh doanh cafe cập nhật đầy đủ và mới nhất.

Mở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh?

Mở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh?
Mở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh?

Nghị Định 39/2007/NĐ/CP quy định những trường hợp không cần phải thực hiện đăng ký kinh doanh. Trong đó có 3 trường hợp:

  • Buôn bán hàng rong
  • Buôn bán đồ lặt vặt
  • Bán đồ ăn vặt

Điểm chung của các trường hợp này là: quy mô nhỏ, thậm chí rất nhỏ và không có địa điểm kinh doanh cố định. Vậy mở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh hay không?

Kinh doanh quán cà phê không nằm trong trường hợp trên. Chủ quán hoặc những người có kế hoạch đầu tư lĩnh vực này bắt buộc đăng ký kính doanh quán cafe theo quy định hiện hành.

Xem thêm: Mở quán cafe bắt đầu từ đâu? Cách mở quán café hiệu quả

Hướng dẫn đăng ký kinh doanh quán cafe

Hướng dẫn đăng ký kinh doanh quán cafe

Cơ quan chức năng có thẩm quyền trực tiếp tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy phép đăng ký kinh doanh quán cà phê. Thủ tục hồ sơ, chi phí phụ thuộc vào mô hình kinh doanh.

Theo đó, hiện nay có 3 mô hình hoạt động kinh doanh chính đó là:

  • Công ty doanh nghiệp
  • Hộ kinh doanh
  • Cá nhân

Thủ tục đăng ký kinh doanh cafe

Quy trình đăng ký kinh doanh quán cafe áp dụng chung cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân. Quy trình thủ tục đăng ký kinh doanh cafe được thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Gửi giấy tờ hồ sơ tới cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện (đối với hộ, cá nhân kinh doanh) hoặc Sở Kế hoạch đầu tư (đối với doanh nghiệp)- địa điểm đặt/mở quán cà phê
  • Bước 2: Nộp chi phí kinh doanh quán cafe
  • Bước 3: Cơ quan chức năng tiếp nhận hồ sơ và xét duyệt trong thời gian 3 ngày đến 5 ngày
  • Bước 4: Nhận kết quả giấy phép đăng ký kinh doanh quán cafe hoặc bổ sung các loại giấy tờ nếu hồ sơ bị thiếu

Hồ sơ đăng ký kinh doanh cà phê

Hồ sơ đăng ký kinh doanh quán cafe của doanh nghiệp có những loại giấy tờ khác với hồ sơ của hộ, cá nhân vì quy mô, tính chất hoạt động kinh doanh và cách quản lý quán cà phê khác nhau. Do đó, đầu tiên bạn xác định được mô hình quán cà phê của mình do cá nhân, hộ hay doanh nghiệp quản lý.

  • Hồ sơ đăng ký kinh doanh quán cafe của doanh nghiệp

+ Danh sách thành viên góp vốn

+ Quyết định thành lập doanh nghiệp, CCCD, chứng nhận đăng ký thành lập công ty, điều lệ của doanh nghiệp

+ Giấy đề nghị cấp phép đăng ký kinh doanh quán cafe

+ Các loại giấy tờ khác kèm theo

  • Hồ sơ đăng ký kinh doanh mở quán cafe của hộ và cá nhân

+ Giấy đề nghị cấp phép đăng ký kinh doanh quán cafe cho các cá thể, hộ

+ Tên hộ kinh doanh, địa chỉ, số điện thoại

+ Họ tên, CCCD, địa chỉ cư trú, số điện thoại của người đứng đầu hộ kinh doanh

+ Số vốn điều lệ

+ Lao động

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc

+ Bản vẽ mặt bằng

Hồ sơ xin chứng nhận an toàn thực phẩm

Hồ sơ xin chứng nhận an toàn thực phẩm

Quán cà phê thuộc lĩnh vực kinh doanh đồ uống có liên quan trực tiếp tới sức khỏe của khách hàng. Ngoài giấy phép đăng ký kinh doanh quán cafe thì bạn cần chuẩn bị thêm thủ tục xin cấp phép giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Hồ sơ được nộp cho Chi cục hoặc Ban an toàn thực phẩm quận huyện. Thời gian giải quyết hồ sơ từ 10 ngày- 15 ngày. Trường hợp hồ sơ thiếu giấy tờ sẽ được cơ quan chức năng thông báo và bổ sung trong 7 ngày.

Chủ quán cà phê phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị cấp phép chứng nhận an toàn thực phẩm
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh quán cafe (bản sao công chứng)
  • Bản vẽ mặt bằng của quán cà phê
  • Quy trình sản xuất
  • Cơ sở vật chất, máy móc và dụng cụ pha chế
  • Giấy chứng nhận chuyên môn nghiệp vụ an toàn thực phẩm của người quản lý và chủ quán
  • Giấy tờ cung cấp thông tin nguyên vật liệu phục vụ pha chế

Cơ quan Y tế cử người tới cơ sở kinh doanh cà phê của bạn để kiểm tra, xác minh thực tế xem quán có đủ điều kiện cấp chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm hay không. Cơ quan thông báo chi tiết cho chủ cơ sở kinh doanh nếu không đủ điều kiện và tiến hành kiểm tra lại.

Giấy tờ nên có khi hoạt động kinh doanh quán cà phê

Với một quán cà phê không chỉ cần có giấy phép đăng ký kinh doanh quán cafe, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thì chuẩn bị thêm 2 loại giấy tờ khác. 2 loại giấy tờ đó là gì?

  • Bằng cấp, chứng nhận khóa học pha chế
  • Hợp đồng với người lao động (nếu cửa hàng thuê nhân viên phục vụ)

Các loại thuế và chi phí đăng ký kinh doanh quán cafe

Các loại thuế và chi phí đăng ký kinh doanh quán cafe

Khi mở quán cà phê bạn không chỉ xin đăng ký kinh doanh quán cafe mà còn tìm hiểu và nắm rõ về các loại thuế. Tại Điều 2, Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định rất rõ khoản thuế quán cà phê cũng như cơ sở kinh doanh khác phải nộp đó là:

Thuế môn bài kinh doanh

Thuế môn bài được nộp định kỳ hàng năm. Mức nộp dựa trên doanh thu của quán. Cụ thể như sau:

  • Không phải nộp thuế môn bài trong trường hợp doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm
  • Mức nộp 300.000VNĐ/năm áp dụng doanh thu từ 100 triệu đồng- 300 triệu đồng/năm
  • Mức nộp 500.000VNĐ/năm áp dụng doanh thu từ 300 triệu đồng- 500 triệu đồng/năm
  • Mức nộp 1 triệu đồng/năm áp dụng doanh thu từ 500 triệu đồng/năm trở lên
  • Mức nộp thuế môn bài 2 triệu đồng/năm áp dụng doanh thu dưới 10 tỷ đồng/năm
  • Mức nộp thuế môn bài 3 triệu đồng/năm áp dụng doanh thu từ 10 tỷ đồng/năm

Thuế giá trị gia tăng

Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định thuế giá trị gia tăng (GTGT) được nộp như sau:

Thuế GTGT = tỷ lệ thuế GTGT x doanh thu thuế GTGT

Trong đó, tỷ lệ thuế GTCT = 2% – 3% doanh thu thuế GTGT

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế thu nhập cá nhân) theo công thức dưới đây:

Thuế thu nhập cá nhân = tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân x doanh thu thuế thu nhập cá nhân

Trong đó, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân chiếm từ 1% – 1,5 % doanh thu

Như vậy Cà phê Cầu Đất chia sẻ với bạn thông tin về đăng ký kinh doanh quán cafe, các loại giấy tờ khác và khoản thuế nộp cho Nhà nước. Kinh doanh cà phê nhượng quyền có lợi thế về vốn đầu tư ít, thương hiệu cung cấp nguyên liệu, công thức đồ uống và hỗ trợ cách quản lý quán cafe, marketing.

Bạn quan tâm tới mô hình nhượng quyền cà phê liên hệ ngay cho Cà phê Cầu Đất. From Cầu Đất có nhượng quyền cà phê trọn gói và hỗ trợ đầy đủ các loại thủ tục kinh doanh.

Số 2 đường D9, Khu dân cư Chánh Nghĩa phường Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư, Thứ Năm, Thứ Sáu, Thứ Bảy, Chủ Nhật07:00 – 17:30
1900066881

Bài viết liên quan

01 Bình luận
  • Nguyễn Ngọc Lâm viết:

    Quá hay và tuyệt vời, mình có mặt bằng, mặt đường nhà cũ ngày xưa , cũng rất muốn mở cửa hàng cafe nhỏ và ấm cúng, áp vừa có thu nhập , vừa thỏa mãn niềm đam mê….104 Trịnh đình cửu Định Công Hoàng Mai Hà Nội 0975760402….

Bình luận của bạn