Tin tức

Hãy cùng cập nhật những thông tin về cà phê cũng như những điều thú vị về
CÀ PHÊ ĐẶC SẢN CHẤT LƯỢNG CAO

Bất kỳ ai muốn trở thành Barista chuyên nghiệp đều mong muốn cầm trong tay chứng chỉ từ SCA. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bạn là Barista mới hoặc đang có ý định theo đuổi con đường Barista chưa hiểu hết về SCA. Trong bài viết dưới đây, cà phê Cầu Đất sẽ giúp bạn hiểu rõ SCA là gì và các thông tin liên quan đến hiệp hội này.

SCA là gì?

Hiệp hội Cà phê Đặc sản – SCA (Specialty Coffee Association) là tổ chức phi lợi nhuận tiên phong trong ngành công nghiệp Cà phê Specialty. Đây là tổ chức uy tín và có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với ngành cà phê. 

Tìm hiểu SCA là gì?
Tìm hiểu SCA là gì?

Tổ chức có hơn 10.000 thành viên, các thành viên có thể là người nông dân trồng cà phê, barista hay nhà rang xay. Họ có mặt trên toàn cầu trong mỗi mắt xích của chuỗi giá trị từ cà phê. SCA hoạt động nhằm mục đích truyền cảm hứng và mở rộng thương mại Specialty Coffee toàn cầu thông qua các sự kiện, giáo dục và nghiên cứu.

Tìm hiểu SCA là gì?
Hiệp hội SCA là gì? Đóng vai trò như thế nào?

Tổ chức này thiết lập và duy trì các tiêu chuẩn cũng như tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến cà phê. SCA cũng là nhà tổ chức chính của các cuộc thi lớn trong cộng đồng cà phê. Tiêu biểu như: Cuộc thi vô địch Barista thế giới, Cuộc thi vô địch Latte Art thế giới, Hội nghị và Triển lãm cà phê quốc tế… 

Lịch sử hiệp hội SCA

Sau khi đã biết SCA là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lịch sử thành lập của tổ chức này.

Tháng 1 năm 2017,  Hieeph hội SCA ra đời, là kết quả của sự hợp nhất 2 tổ chức:

Chương trình đào tạo SCA

SCA có rất nhiều hoạt động liên quan đến việc nghiên cứu, truyền thông… Trong đó, các chương trình đào tạo là một trong những hoạt động thiết yếu của SCA nhằm phát triển niềm đam mê và nâng cao kỹ năng của bất kỳ ai theo đuổi ngành Specialty Coffee. Chương trình đào tạo bởi các huấn luyện viên được ủy quyền của SCA (ASTs) trên toàn cầu. Học viên sẽ được đào tạo và cấp chứng chỉ quốc tế, mỗi khóa học sẽ bao gồm:

  • Giới thiệu về cà phê – Introduction to Coffee
  • Thợ pha chế – Barista Skills 
  • Chiết xuất – Brewing 
  • Cà phê tươi – Green Coffee 
  • Kỹ năng cảm quan – Sensory Skills 
  • Kỹ năng rang – Roasting 
SCA có rất nhiều hoạt động liên quan đến việc đào tạo, nghiên cứu và truyền thông
SCA có rất nhiều hoạt động liên quan đến việc đào tạo, nghiên cứu và truyền thông

Khóa đào tạo sẽ có 3 cấp độ, tùy thuộc vào mong muốn của người học từ Nền tảng (Foundation) đến Trung cấp (Intermediate) cho tới Chuyên nghiệp (Professional).

Học phí sẽ dao động từ 72-325 USD/khóa học.

Thang điểm đánh giá chất lượng cà phê của SCA

Thang điểm đánh giá chất lượng cà phê của SCA
Thang điểm đánh giá chất lượng cà phê của SCA

Để đánh giá chất lượng cà phê, SCA dựa vào các đặc tính như:

  • Fragrance/Aroma (Hương thơm/Mùi hương): Đánh giá hương thơm từ bột cà phê khô, hạt cà phê mới rang thường cảm nhận được rõ mùi thơm hơn so với cà phê đã rang lâu. Người ta đánh giá Fragrance/Aroma qua các bước: Ngửi bột cà phê khi chưa rót nước vào, Ngửi sau khi rót nước sôi sau Ngửi sau khi đã khuấy cốc lên.
  • Flavor (Vị): Về mặt khoa học, Flavor là thuộc tính cảm quan phức hợp của khứu giác và vị giác. Điểm số đưa ra cho hương vị tính về chất lượng, cường độ và độ phức tạp của hương vị khi kết hợp với mùi thơm của cà phê.
  • Aftertaste (Hậu vị): Có thể hiểu là độ dài của hương vị đến từ họng và duy trì sau khi cà phê được nuốt
  • Acidity (Tính chua): Đánh giá qua nguồn gốc cà phê hoặc các yếu tố như mục đích sử dụng, mức độ rang
  • Body (Độ mạnh): Đại diện cho độ đậm đà của cà phê, thuộc tính này được đánh giá dựa theo kinh nghiệm của cupper về chủng loại cà phê.
  • Balance (Cân bằng): Điểm cân bằng sẽ giảm nếu như một trong các đặc tính mùi vị, hương thơm quá mạnh làm áp đảo số điểm.
  • Uniformity (Tính đồng nhất): Nói đến sự nhất quán trong hương vị của những ly cà phê trong cùng một mẫu cupping cafe. Nếu hương vị các ly khác nhau thì điểm số của khía cạnh này sẽ không cao.
  • Clean Cup (Độ sạch): Bất kỳ hương vị hay mùi thơm lạ không xuất phát từ nguồn gốc cà phê đều không đạt chuẩn.
  • Sweetness (Đậm đà, đầy đủ hương vị): Đại diện cho vị ngọt của cà phê, được tạo nên bởi vô số Carbohydrate. Sweetness có thể hiểu là sự đầy đủ của hương vị cà phê. 
  • Defects (Lỗi, khiếm khuyết): Những hạt cà phê khiếm khuyết thường được đánh giá theo mùi hương hoặc vị giác. Các lỗi/khiếm khuyết thường được phân loại theo a fault hoặc a taint.
  • Overall (Tổng thể): Phản ánh sự đánh giá toàn diện qua cảm nhận cá nhân cupper dựa vào kinh nghiệm khi thử nếm cà phê
Các giá trị sẽ đánh giá trên thang điểm 16 với 4 mức chất lượng
Các giá trị sẽ đánh giá trên thang điểm 16 với 4 mức chất lượng

Tất cả các tiêu chí trên đều được tính điểm cộng, chỉ riêng Defects sẽ được trừ vào điểm chung. Các giá trị sẽ đánh giá trên thang điểm 16 với 4 mức chất lượng:

GoodVery GoodExcellentOutstanding
6.007.008.009.00
6.257.258.259.25
6.57.58.59.5
6.757.758.759.75

Điểm cuối cùng (Final Scoring)

Điểm cuối cùng sẽ cho thất chất lượng của cà phê đang ở mức nào. Cà phê được xem là Specialty Coffee nếu tổng điểm trên 80. 

90-100Outstanding (Nổi bật)Specialty
85-89.99Excellent (Tuyệt vời)Specialty
80-84.99Very Good (Rất tốt)Specialty
<80.0Not Specialty

Hiểu rõ những tiêu chuẩn chung của SCA là gì sẽ giúp các Barista dễ dàng hòa nhập với môi trường quốc tế và tự tin thi đấu tại các giải đấu toàn cầu. Sở hữu chứng chỉ SCA chính là khẳng định vị thế nghề nghiệp của mỗi người trong giới Barista nói riêng và ngành cà phê nói chung.

Có thể bạn quan tâm: Những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cà phê mà ai cũng nên biết

Bài viết liên quan

01 Bình luận
  • Nguyễn Ngọc Lâm viết:

    Quá hay và tuyệt vời, mình có mặt bằng, mặt đường nhà cũ ngày xưa , cũng rất muốn mở cửa hàng cafe nhỏ và ấm cúng, áp vừa có thu nhập , vừa thỏa mãn niềm đam mê….104 Trịnh đình cửu Định Công Hoàng Mai Hà Nội 0975760402….

Bình luận của bạn